Vị trí của Tứ Đậu
"Đậu" là một từ ngữ Trung Hoa dùng để chỉ mương nước, nơi có dòng nước chảy. Tứ Đậu là bốn dòng nước chảy, bao gồm: Giang, Hà, Hoài, Tế. Cả bốn chữ này trong tiếng Trung đều mang ý nghĩa chung là "dòng sông".
Vẫn theo cách mượn hình ảnh thiên nhiên để ví von với con người nhằm giúp dễ hiểu hơn, người Trung Hoa, trong lĩnh vực diện tướng học, đã địa lý hóa bốn bộ phận trên khuôn mặt thành bốn dòng sông:
Mũi có tên riêng là Tế Đậu
Mắt có tên riêng là Hoài Đậu
Miệng có tên riêng là Hà Đậu
Tai có tên riêng là Giang Đậu
Tại sao bốn bộ phận này được ví như bốn dòng nước?
Sách xưa giải thích lối hình dung này như sau:
Nước luôn chảy về biển, bộ óc được ví như biển. Bộ óc là nơi tiếp nhận và tổng hợp các thông tin từ tai, mắt, mũi, miệng, giống như biển gom nước từ bốn dòng sông. Vì vậy, bộ óc được gọi là não hải (biển não), còn mắt, mũi, tai, miệng được gọi là Tứ Đậu.
0 Nhận xét