VỀ TÊN GỌI "QUỐC TỬ GIÁM"


VỀ TÊN GỌI "QUỐC TỬ GIÁM"

Quốc tử giám 國子監 là cơ quan đào tạo giáo dục cấp trung ương tại các nước Á Đông thời phong kiến Nho giáo.

Xưa, trường học do nhà vua dựng lên để con em trong hoàng tộc (nhà vua) và quý tộc (nhà quan) đến học, gọi là Quốc tử giám 國子監.

QUỐC là nước, QUỐC TỬ là con của nước tức con vua, con quan.

GIÁM là trông nom, coi sóc.

QUỐC TỬ GIÁM là nơi lập nên để trông nom coi sóc các trẻ con của nước, tức là trường học dạy con cái của nhà vua và nhà quan.

Tại Trung Quốc, Quốc tử giám đầu tiên xuất hiện sau thời nhà Tuỳ. Mỗi triều đại sau đó đều lập Quốc tử giám tại kinh đô của mình - Trường An, Lạc Dương, Khai Phong, Nam Kinh. Kể từ thời nhà Minh thì có tới hai Quốc tử giám: một ở Nam Kinh và một ở Bắc Kinh.

Tại Việt Nam, Quốc tử giám đầu tiên được lập vào năm 1076 tại kinh thành Thăng Long vào thời vua Lý Nhân Tông. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các hoàng tộc, quý tộc và quan lại. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đến đời nhà Nguyễn, Quốc tử giám được lập tại Huế.


紫微斗数, 易经, 风水
Tử Vi, Kinh Dịch, Phong Thủy: nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng
TUVI.SCHOOL
> Xem và luận Tử Vi trọn đời và chuyên sâu
> Tư vấn đặt tên cho con theo Ngũ Hành, Kinh Dịch
> Tư vấn chọn ngày tốt cho các việc đại sự
> Đào tạo chuyên sâu về triết học Đông - Tây, Tử Vi, Kinh dịch, Phong Thủy.

0 Nhận xét