HOÀNG ĐẾ, VƯƠNG, HẬU
Thời thượng cổ, các vua có danh hiệu HOÀNG hoặc ĐẾ (Tam Hoàng Ngũ Đế).
Đến đời nhà Hạ và giai đoạn đầu nhà Thương, vua khi còn sống thì gọi là HẬU 后, sau khi mất thì gọi là ĐẾ. Từ HẬU sau này chỉ người vợ chính thức của vua (Hoàng hậu).
Cuối đời nhà Thương và từ đời nhà Chu, tước vị để chỉ vua là VƯƠNG 王, kể cả khi còn sống và khi đã qua đời.
Tới đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng mới cải gọi là HOÀNG ĐẾ 皇帝 (ghép chữ “Hoàng” trong “Tam Hoàng” và chữ “Đế” trong “Ngũ Đế” thành tước vị Hoàng đế).
Từ đời nhà Hán trở về sau, mới có cái lệ phong Vương cho các người trong tôn thất và các bậc công thần.
Ngày nay người ta vẫn hiểu nghĩa hai chữ ĐẾ - VƯƠNG như từ thời Hán trở lại đây, nghĩa là VƯƠNG là người làm vua trong một nơi, một xứ. ĐẾ là bậc thống trị tối cao của quốc gia.
> Tư vấn chọn ngày tốt cho các việc đại sự
> Đào tạo chuyên sâu về triết học Đông - Tây, Tử Vi, Kinh dịch, Phong Thủy.
0 Nhận xét