Sai lầm khi đặt tên thương hiệu - Không xác định đúng mục đích của cái tên

Sai lầm khi đặt tên - Không xác định đúng mục đích của cái tên

Cái tên nào cũng có mục đích của nó. Tên thương hiệu của bạn nhằm mục đích là gì nhỉ? Mọi nỗ lực trong công tác xây dựng thương hiệu đều có hai phần: chiến lược và thực thi. Cái tên cũng tương tựnhư vậy. Trước khi sáng tạo ra cái tên, bạn cần có chiến lược, và xác định được mục đích của cái tên là một phần trong chiến lược đó. Nếu bạn không xác định đúng mục đích của cái tên thì làm sao bạn biết được tên nào là phù hợp? Đó là lý do tại sao khi khởi đầu bất kỳ dự án đặt tên nào, chúng tôi đều ngồi với khách hàng để hỏi xem họ cần sử dụng cái tên để làm gì. Chúng tôi thiết lập ra những thông số trong quy trình đặt tên ngay từ đầu.

Là một phần trong quy trình xác định mục đích của cái tên, bạn cần tự hỏi mình những câu sau đây:

- Tại sao cần có cái tên? Vì đang có sản phẩm mới, hay dịch vụ mới sắp được tung ra thị trường? Hay vì bản chất hoạt động kinh doanh đã thay đổi nên cần có cái tên mới để phản ánh điều này? Hay là vì công ty có “scandal” - như trường hợp của Arthur Andersen, Enron, WorldCom - và cái tên hiện có đã bị hoen ố?

- Cái tên này sẽ được sử dụng ở đâu? Có đúng là tên chỉ sử dụng tại thị trường nội địa? Hay đến cả các thị trường khác trong vùng? Hay ra đến thị trường toàn cầu? Nó là tên dùng cho sản phẩm hoàn chỉnh, hay chỉ là một bộ phận trong sản phẩm đó? Tên này sẽ được thể hiện nổi bật trên trang web của công ty, trên các brochure, mục quảng cáo... - nếu đây là tên sản phẩm?

- Ai là người sử dụng cái tên? Ai là người được truyền thông với cái tên này? Các nhà phân phối? Hay đội ngũ bán hàng của bạn? Giới truyền thông? Khách hàng? Trên đây là tất cả những đối tượng có thể sử dụng cái tên.

- Cần sáng tạo loại hình ảnh nào, theo cảm xúc nào hoặc theo ý tưởng nào? Điều này giúp xác định loại tên mà bạn muốn tạo ra. Tên có thể tạo cảm xúc. Ngay cả những cái tên được sáng tạo ra cũng đem lại những cảm xúc và sự liên hệ đến những khán thính giả của nó. Nếu bạn muốn gây “shock”, cái tên của bạn sẽ thuộc một loại riêng. Nếu bạn muốn gợi lên hình ảnh cao cấp, cái tên lại thuộc loại khác.

Hãy xác định mục đích của cái tên. Hãy nhớ rằng khi được xác định đúng thì vấn đề đã được giải quyết một nửa. Cái tên cũng vậy. Khi đã xác định đúng mục đích của cái tên, bạn đã giải quyết được một nửa vấn đề. Bạn đừng xem nhẹ tầm quan trọng của giai đoạn này. Có những việc khác mà bạn có thể “đi tắt” trong khi vẫn thu được sản phẩm đầu ra có chất lượng, nhưng xác định mục đích của cái tên không thể làm “tắt” được.

Bạn sẽ nhận ra là nếu không xác định được mục đích của cái tên thì bạn hoặc sẽ chật vật để có thể tìm ra một cái tên gây được cảm hứng, hoặc thường thấy hơn là bạn sẽ “lan man đi lạc đề” và sau cùng tìm được cái tên không đem lại cảm xúc gì và gây chán nản. Khi đó, bạn có thể “bó tay” và nhiều khả năng là đành chịu dùng cái tên không gây cảm hứng. Đừng để chuyện này xảy ra. Hãy hoạch định đúng cho dự án đặt tên của mình với việc ngay từ đầu đã xác định đúng mục đích của cái tên. Bước đi đơn giản này sẽ giúp bạn bớt nhức đầu



0 Nhận xét