Chữ ẨM 飲 trong cổ văn miêu tả một một người đang quỳ gối miệng há rộng, phía dưới người đàn ông là một vò rượu, hai nét chấm phía trên biểu trưng cho chất lỏng ở trong vò. Chữ ẨM 飲 theo diễn tiến về sau này là chữ Hội Ý bao gồm bên trái bộ THỰC 飠 và bên phải KHIẾM 欠 (thiếu) với ý nghĩa: Vì khát mà uống nước. ẨM 飲 là Uống.
Ta có các cụm từ và thành ngữ liên quan đến ẨM:
ẨM THỰC 飲食 : là Ăn Uống.
ẨM THỦY 飲水 : là Uống nước.
Ta có thành ngữ :
飲水思源
Uống nước nhớ nguồn.
ẨM TỬU 飲酒 : là Uống rượu.
Ta thường nghe câu :
遇飲酒時須飲酒
Đắc cao ca xứ thả cao ca.
得高歌處且高歌。
Có nghĩa:
Nơi nào có thể ca hát được thì cứ ca hát cho vui vẻ đi !
ẨM HẬN 飲恨 : Không phải là Uống Hận, mà là Nuốt Hận, Ôm Hận, như hai câu thơ trong bài Cảm Hoài của Đặng Dung, một danh tướng đời Trần của ta:
運去英 雄飲恨多.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Có nghĩa:
Khi thời cơ đưa đến thì cái anh chàng đồ tể chuyên giết chó để bán thịt như Phàn Khoái và cái anh chàng thư sinh ốm yếu ngồi câu cá ở bờ sông như Hàn Tín) cũng rất dễ thành công. (Cả 2 là Khai quốc công thần giúp Hán Cao Tổ dựng nên nhà Hán).
Lúc vận may đã đi rồi, hết thời rồi, thì dù anh hùng (có giỏi như Gia Cát Khổng Minh với Lục xuất Kỳ Sơn, sáu lần đem binh đánh Ngụy đều không thành) nên cũng đành ÔM HẬN mà thôi!
0 Nhận xét