Những yếu tố bù trừ của Ngũ Nhạc - Nhân tướng học - Hy Trương - TUVI.SCHOOL

Những yếu tố bù trừ của Ngũ Nhạc - Nhân tướng học - Hy Trương 

Phép luận tướng phân tướng người thành 2 loại chính là Nam và Bắc tướng.  Nam tướng là tướng người sinh trưởng ở miền nam Trung hoa. Tại đây, Khí  hậu chính là nóng có đặc điểm chính là Hỏa vượng. Nếu Hỏa tinh (trán) hay  nói theo từ ngữ ở đây là Nam Nhạc là bộ vị chủ yếu hỏa của người phương  nam được phát triển hợp tiêu chuẩn thì dẫu các ngọn khác có hơi thiếu tiêu  chuẩn đôi chút (Miễn là không khuyết hãm, đặc biệt là Trung Nhạc) thì cũng  có thể lấy bộ vị chính yếu toàn hảo làm vật hóa giải.

Nếu trán của người Phương Nam không bị thương tổn thì tinh thần và bản  thân sự nghiệp hanh thông vượng thịnh. Theo nguyên tắc ngũ hành tương  sinh thì Hỏa sinh Thổ (Hỏa chỉ trán, Thổ chỉ Mũi) nên nếu Tam Nhạc đắc  thế thì dù Trung Nhạc không hoàn toàn tốt đẹp cũng có thể lướt qua được.

Tuy nhiên sự đắc cách của Nam Nhạc chỉ phần lớn hóa giải các điều bất  thường về mạng vận do Mũi gây ra mà thôi, nó không hóa giải được tâm địa.

Nói khác đi kẻ sinh ở phương Nam có Trán tốt và Mũi xấu vì lệch, thấp thì  mạng vận vẫn có thể khá nhưng tâm địa giữ nguyên những khuyết điểm do  Mũi hoặc các bộ vị khác thuộc Ngũ Nhạc gây ra.

Đối với người Phương Bắc, bộ vị chủ yếu là Địa Các mà Cằm là chính. Vì  Bắc phương là chính Thổ nên tối kỵ Thổ tinh (Mũi) khuyết hãm. Do đó đối  với họ Khí mạch của Bắc Nhạc liên hệ chặc chẽ với Khí mạch của Trung  Nhạc. Trung Nhạc khuất khúc, nghiêng lệch thì Bắc Nhạc có tốt cũng bị  thăng giáng thất thường về mạng vận. Sự tổng hợp tốt nhất trong cổ tướng  học thực nghiệm là cách "Thủy, Hỏa thông minh" tức là Bắc phương nhân,  ngoài bản vị tốt đẹp toàn hảo, còn được Nam Nhạc toàn hảo cộng thêm Ngũ  Quan đoan chính, Nam phương nhân, ngoài Nam Nhạc toàn hảo, Ngũ Quan  thanh tú còn được Địa Các nẩy nở vuông vức và triều củng. Đông và Tây  Nhạc (2 quyền) cũng cần phải phối hợp tương xứng với Trung Nhạc có thế.

Đông và Tây Nhạc (đối với đàn ông) cần phải cao nở và mạnh mẽ. Tối kỵ  nhỏ, nhọn và lộ xương, lem gốc hoặc cao hơn các bộ vị của Trung Nhạc  hoặc chỉ được lượng mà hỏng về phẩm.

Tóm lại, Ngũ Nhạc chỉ đắc thế khi có sự tương phối, triều củng, minh  lãng về cả phẩm lẫn lượng, đồng thời Ngũ Nhạc còn phải được Tứ đậu (Mắt,  Mũi, Tai, Miệng) toàn hảo thì mới có thành đại dụng được. trong Ngũ Nhạc  nếu có một ngọn không hợp cách thì dẫu Ngũ Quan có tốt cũng khó đại phát.

------------------------

Nguồn: Hy Trương, Nhân tướng học, Nhà xuất bản Thời Đại



0 Nhận xét