Gần 100 linh vật rồng uốn lượn quanh Phù Châu Miếu hơn 300 tuổi ở TPHCM

Gần 100 linh vật rồng uốn lượn quanh Phù Châu Miếu hơn 300 tuổi ở TPHCM

nguồn:
https://dantri.com.vn/tet-2024/gan-100-linh-vat-rong-uon-luon-quanh-co-mieu-hon-300-tuoi-o-tphcm-20240206233521601.htm

Phù Châu Miếu (hay còn gọi là Miếu Nổi) được xây dựng trên một cồn đất rộng khoảng 2.500m2 nằm giữa dòng sông Vàm Thuật (quận Gò Vấp, TPHCM).




Trước năm 1975, Phù Châu Miếu là địa điểm hành hương nổi tiếng của người dân TPHCM nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người gốc Hoa đã bỏ tiền ra để sửa sang, khôi phục lại ngôi cổ miếu này.


Phù Châu Miếu là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo với sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. 

Cổng chính vào miếu có tượng rồng chầu theo thế "lưỡng long tranh châu".


Ngôi cổ miếu có gần 100 linh vật rồng lớn, nhỏ được làm từ các mảnh sứ.


Tương truyền rằng, ngôi cổ miếu này đã có từ trước năm 1800.


Không gian Phù Châu Miếu được chia thành 3 khu vực thờ phụng chính là Tiền Điện, Trung Điện và Chánh Điện. Mỗi khu sẽ thờ các vị thần khác nhau.

Các gian thờ phụng được bố trí nhiều họa tiết sặc sỡ và sử dụng loại nhang khoanh, nét đặc trưng của người Hoa.


Trên mỗi trụ bên trong ngôi chánh điện có những bức phù điêu linh vật rồng vô cùng tinh xảo.


Khu vực Tiền Điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước thờ Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen với 18 cánh tay.



Toàn bộ ngôi Phù Châu Miếu đều được lợp bằng ngói âm dương tráng men màu xanh ngọc, trên nóc được trang trí các họa tiết rồng.


Họa tiết sành sứ gần như phủ kín các công trình nằm trong khuôn viên ngôi cổ miếu này.


Từ lâu, Phù Châu Miếu đã trở thành nơi tạ lễ linh thiêng của người dân TPHCM. Ngoài ra, cảnh đẹp tại Miếu Nổi cũng là địa điểm du lịch được nhiều người yêu thích bởi đặc trưng nằm giữa dòng sông.


Người dân khi đến viếng Phù Châu Miếu phải di chuyển bằng đò. Mỗi lượt khách đi và về phải trả cho người lái đò 15.000 đồng.


Công trình được UBND TPHCM xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2014.

0 Nhận xét