Thách cưới là gì?



Thách cưới là gì?

"Cưới em chín quả cau vàng

Cưới em chín chục họ hàng ăn ch ơ i

Vòng vàng k éo lây m ư ời đôi

Lụa là chín tâm, tiền rờ i nghìn quan

Gọi là có hỏi có han

Mười chum rượu nếp ch eo làng là xong"

Tục thách cưới được lưu truyền từ xa xưa đến nay. Thách cưới ở mỗi nơi cũng đa dạng, nhiều kiểu khác nhau. Tùy từng thời kỳ, khu vực, có nơi thách cưới bằng tiền mặt, có nơi lại thách cưới bằng của cải vàng bạc (thách trâu, bò, vòng xuyến...), rồi có gia đình lại thách cưới bằng văn thơ, đố chữ (nhất là những gia đình nhà nho).

Thách cưới là một tục lệ rất lạc hậu, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, vì tục lệ thách cưới quá nặng nề dẫn đến việc có những chàng rể phải bỏ cuộc và nỗi thiệt thòi lại rơi vào thân phận người con gái. Việc nhà trai bỏ cuộc vì thách quá cao khiến cho người con gái không lấy được chồng và cũng khiến cho những chàng trai khác phải ngại ngần dẫn đến việc cô gái rơi vào thân phận hẩm hiu.

Việc nên vợ nên chồng là thuận theo lẽ tự nhiên, việc thành gia lập thất là việc mừng của hai họ nhưng gặp phải ông bác bà cô bên nhà gái khó tính, thách cưới cao như đòi hỏi: Của cải, nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, cỗ cưới... Vì nhà trai nghèo không đáp ứng được những đồ thách của nhà gái nên nhà trai phải bỏ cuộc. Nếu nhà trai cố gắng để lấy được người con gái đó về làm vợ, làm dâu thì lại phải chạy ngược chạy xuôi, lo xong các khoản thách cưới. Lấy nhau về rồi hai vợ chồng lại phải lăn lưng ra kéo cày trả nợ. Cũng vì lẽ đó nhiều cuộc hôn nhân từ khi mới bắt đầu thì đã sứt mẻ tình nghĩa vợ chồng, tình thông gia và đó chính là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.

Thời phong khiến xưa, còn có những trường hợp nhà gái túng thiếu không thể tự lực cung cấp cho đủ lệ làng, đòi hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Hay các gia đình có học thì lại không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương chọn rể con nhà gia thế với hy vọng tương lai con gái mình còn được "võng anh đi trước, võng nàng theo sau"

Tục thách cưới rất phổ biến ở thời kỳ phong kiến và còn kéo dài đến tận ngày này. Đặc biệt là vùng có dân tộc thiểu số sinh sống thì tục lệ đó còn nặng nề hơn. Cho dù ngày nay tục lệ ấy đang dần đơn giản hóa nhưng thực tế nó vẫn tồn tại rất mạnh mẽ ở một số tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Hoà Bình... thậm chí cả ở thành thị chứ không chỉ ở vùng nông thôn. Nếu cô dâu và chú rể ở cùng quê, có cùng một tục lệ thì những mắc mớ trong việc thách cưới dễ được thông cảm và giải quyết, nếu cô dâu và chú rể sinh sống ở hai vùng miền khác nhau không có cùng tục lệ thì chuyện thách cưới trở nên khó giải quyết và có lắm chuyện bi hài xảy ra.

Vấn đề thách cưới là vấn đề cũ mà không cũ, nó được bàn luận rất nhiều và mỗi người một quan điểm khác nhau, một cách nhìn khác nhau nên không ai giống ai. Nhưng thách cưới vẫn là vấn nạn của xã hội, chúng ta chỉ nên duy trì việc thách cưới mang hình thức tượng trưng cho đúng vói phong tục chứ không để việc thách cưới làm ảnh hưởng đến đời sống của mỗi gia đình.

Trích 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam,
Hồng Minh (tổng hợp, biên soạn), Nxb Hồng Đức, 2014, tr. 19-21.



Page: Tên hay kèm điều tốt - Đặt tên cho con

Page: Huyền học Tinh hoa và Ứng dụng

0 Nhận xét