Tết Ông Công ông Táo còn gọi là Tết Táo Quân
Mọi người cho rằng Tết gõ cửa bắt đầu từ khi làm cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm của nước ta thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.
Tết Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.
Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giẫy kèm theo cỗ mũ).
Một sổ gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong ngày Tết nhưng ở thành phố thì phong tục này không còn được làm nữa. Có chăng chỉ có trong những lễ hội và ở những nơi công cộng, mọi người dựng lên để nhớ đến một phong tục dân gian.
Tục dựng cây nêu trong ngày tết nhằm chống lại quỷ dữ và những điềm gở. Cây nêu thường được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như: tỏi, xương ròng, hình nộm và lá dứa
Trích 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, Hồng Minh (tổng hợp, biên soạn), Nxb Hồng Đức, 2014, tr. 125-126.
0 Nhận xét