Lễ Tất Niên


Lễ Tất Niên

Ngày Tất niên được thực hiện vào ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm, có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là tháng đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là tháng thiếu).

Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để cùng nhau dự bữa cơm cuối năm. Buổi tối hôm đó, người ta làm cỗ cúng Tất Niên.

Giữa ngày Tất niên và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa.

Để ghi nhận thời khắc này, nhiều nhà thường làm hai mâm cỗ. Một để cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một đê cúng Thiên Địa ở khoảng sân trước nhà. Sắp dọn bàn thờ: ở nước ta hàu hết các nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau.

Trên bàn thờ ngày Tết luôn có mâm ngũ quả (gồm năm loại quả các màu, tượng trưng cho Ngũ hành), cặp bánh chưng (bánh tét: bánh của một số địa phương), kẹo bánh, rượu chè... đặc biệt phải có hoa tươi.

Trích 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, Hồng Minh (tổng hợp, biên soạn), Nxb Hồng Đức, 2014, tr. 126-127.

0 Nhận xét