Địa
lí và cư dân Ai
Cập cổ đại
Ai Cập ở
vùng Đông Bắc
châu Phi, nằm dọc theo
vùng hạ
lưu của
lưu vực
sông Nin, sông Nin
bắt nguồn từ vùng xích đạo của
châu Phi, dài 6700km, nhưng phần
chảy qua Ai Cập dài
700km. Miền đất đai do
sông Nin
bồi đắp chỉ
rộng 15-25km, ở phía Bắc có nơi rộng đến
50km vì ở đây sông Nin chia
thành nhiều
nhánh trước khi đổ ra
biển. Hàng năm, từ tháng 6
đến tháng 11, nước sông Nin
dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong
phú bồi đắp cho
vùng đồng bằng
hai bên
bờ ngày
càng thêm màu mỡ. Chính vì vậy,
nền kinh tế ở đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Cũng chính vì vậy, nhà sử
học Hy Lạp Hêrôđôt nói rằng: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin".
Tuy vậy, về mặt địa
hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc, là Địa Trung Hải,
phía Đông giáp Biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nơi
giáp giới ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh
đào Xuyê sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á.
Ai Cập chia làm hai miền
rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền
Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình
tam giác.
Về tài nguyên thiên
nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá
mã não v.v... Kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài
vào.
Cư dân chủ yếu của Ai
Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người
da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới nữa.
Trích Lịch sử văn minh
thế giới (Vũ Dương Ninh), NXB giáo dục Việt Nam.
0 Nhận xét