Chữ ÂN (恩)


Chữ Ân (恩)

Năm 1747 năm Đinh Mão thời vua Càn Long, sau kỳ thi Hương ở Phúc Kiến, thí sinh Tạ Đình Quang nghe nói ở Hồng Sơn Kiều có một vị giỏi về đoán chữ nên đã rủ một số ngƣời bạn của mình cùng đi thăm hỏi.

Tạ Đình Quang viết chữ Nhân ―因‖ (Hán Việt: Nhân, có nghĩa là nguyên nhân) rồi hỏi xem kỳ thi Hương này có đỗ không.

Vị thầy đoán chữ nói: ―Trong bờ cõi này có một ngƣời, chúc mừng thư sinh là người đỗ đầu bảng trong khoa thi năm nay!‖

(Giải nghĩa:Chữ ―因‖ có thể hiểu là gồm chữ ―囗‖ (Vi, nghĩa là bờ cõi) và chữ ―一‖(Nhất, nghĩa là một) và chữ ―人‖ (Nhân, nghĩa là người)).


Một người bạn của Tạ Đình Quang nói: ―Tôi cũng muốn dùng chữ Nhân ―因‖ này, thỉnh mời ngài xem cho tôi một chút!‖

Vị thầy đoán chữ nói: ―Kỳ thi này e rằng không có phần của thƣsinh rồi! Nhưng sau này sẽ được ân huệ của bạn học mà có hy vọng được thăng quan tiến chức nhanh chóng!‖.

Ông giải thích: ―Chữ Nhân ―因‖ mà vị thƣ sinh lúc nãy viết là vô tâm, vô ý mà viết ra. Còn chữ Nhân ―因‖ của thƣ sinh thì là ―cố ý‖ là―có tâm‖(―心‖) mà viết ra nên sẽ thành chữ Ân ―恩‖ (ân, ân huệ)‖.

Một thư sinh đi cùng liền chỉ chiếc quạt gỗ trong tay vào chữ Nhân―因‖ ấy và nói: ―Tôi cũng dùng chữ Nhân ―因‖ này, thỉnh ngài xem xem công danh của tôi sẽ thế nào?‖.

Thầy đoán chữ nhíu mày và nói: ―Chiếc quạt gỗ của ngài vừa vặn chỉ đúng vào chữ Nhân ―因‖ này thì là thành chữ Khốn ―困‖ (Nghĩa:Khốn khổ, khốn đốn), nên e rằng cả đời này ngài sẽ mãi là thƣ sinh nghèo thôi!‖.

Về sau, vận mệnh của cả ba người bạn học này đều chuẩn xác y nhƣlời tiên đoán của vị thầy này

0 Nhận xét